No comments yet

Ấn Độ: Đại học Phật giáo Nalanda thành di sản thế giới

(PGVN) Hôm thứ Sáu, ngày 15/07/2016 – Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization – UNESCO) đã tuyên bố đưa các địa điểm mới được công bố, bao gồm cảnh quan văn hóa nghệ thuật đá Hoa Sơn, tỉnh Chiết Giang Trung Quốc, cống dẫn nước cổ đại Qanat của Iran và địa điểm khảo cổ Đại học Phật giáo Nalanda (Nalanda Mahavihara), Ấn Độ.

Đại học Phật giáo Nalanda là một Trung tâm giáo dục toàn diện, tiêu biểu nhất thế giới, nơi học tập bậc cao thời cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ, tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thế 12 (1197). Di tích đặc biệt này nằm cách Patna khoảng 98 km về phía Đông Nam, thủ phủ bang Bihar.

Phatgiao-vnandodaihocPhatgiao2

Trên trang web UNESCO cho biết: “Đại học Phật giáo Nalanda, một trường Đại học giáo dục toàn diện cổ xưa nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Nơi truyền tải tri thức liên tục 800 năm. Sự phát triển giáo dục đào tạo trải qua gần thiên niên kỷ như thế đã chứng minh một thời hưng thịnh của truyền thống Phật giáo Nalanda”.

Đại học Phật giáo Nalanda là một trung tâm giáo dục quan trọng, đào tạo các học giả nhiều nơi trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Tây Tạng, Hàn Quốc và các quốc gia Trung Á.

Photograph of the rear view of the ruins of the Baladitya Temple at Nalanda, Bihar, taken by Joseph David Beglar in 1872.

Photograph of the rear view of the ruins of the Baladitya Temple at Nalanda, Bihar, taken by Joseph David Beglar in 1872.

Đại học Phật giáo Nalanda bị quân đội Hồi giáo người Turk do Bakhtiyar Khilji chỉ huy tàn phá vào năm 1193. Thư viện Đại học Phật giáo Nalanda quy mô đến mức bị bọn giặc đốt cháy đến 3 tháng mới hết, các ngôi Tự viện đều bị tàn phá, bọn họ xua đuổi hết Tăng sĩ Phật giáo ra khỏi khu vực này.

Phatgiao-vnandodaihocPhatgiao3

Phế tích Đại học Phật giáo Nalanda đã lãng quên từ khi bị giặc Hồi giáo cực đoan phá hủy. Những phần còn lại bởi sự đổ nát của Đại học Phật giáo Nalanda đã được thu hồi bởi Cơ quan Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ (ASI), và bắt đầu cuộc khai quật vào năm 1915.

Khu phức hợp Nalanda được xây dựng bằng gạch đỏ, ngày nay phế tích này nằm trên một diện tích rộng 14 ha. Nhiều tác phẩm điêu khắc, đồng xu, con dấu và chữ viết cũng được thu hồi.

Năm 2006, Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các nước khác tuyên bố một dự án tôn tạo và phục hồi địa điểm cổ xưa này.

Cơ quan Điều tra Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã gửi 200 trang Hồ sơ đề cử với UNESCO vào tháng giêng năm ngoái, sau đó một nhóm chuyên gia của Hội đồng di tích và di chỉ Quốc tế (ICOMOS) đã kiểm tra các địa điểm di tích trong năm 2015.

Vân Tuyền (Nguồn: The American Bazaar)

Post a comment